Cloud Server Là Gì?Các Lợi ích đem lại cho doanh nghiệp

Cloud Server là gì?
Chia sẻ

Cloud Server là giải pháp phồ biến nhất cho việc lưu trữ và xử lí dữ liệu cho doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm chi phí mà còn được ưu chuộng bởi vì tính an toàn, linh hoạt và tiện lợi. Bài viết này Cloudzone sẽ giúp bạn hiểu cách thức hoạt động của Cloud server.

1.Cloud Server là gì?

Cloud Server, còn được gọi là máy chủ ảo, là một dạng máy chủ được tạo ra trên môi trường điện toán đám mây. Điều này có nghĩa là, thay vì sử dụng một máy chủ vật lý riêng biệt, các doanh nghiệp có thể thuê một phần không gian trên máy chủ ảo và sử dụng nó như một máy chủ riêng của mình.

Với Cloud Server, người dùng không cần phải lo lắng về việc bảo trì và nâng cấp phần cứng, mà có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, dịch vụ này đang được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tổ chức vì tính tiện lợi và độ tin cậy cao của nó.

Với mỗi Cloud Server, doanh nghiệp không cần phải bảo trì hoặc nâng cấp phần cứng thay vào đó có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình. Vậy nên, Cloud Server được sinh ra để được phục vụ các doanh nghiệp và tổ chục với mục đích tiện lợi và tiết kiệm chi phí.

Hơn nữa, Cloud Server có thể được đặt ở bất cứ mọi nơi trên thế giới và dễ dàng cung cấp dịch vụ từ xa.

Cloud Server là gì?
Cloud Server là gì?

2. Sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây

Công nghệ điện toán đám mây đã phát triển mạnh mẽ từ thập kỷ 1960, bắt đầu từ ứng dụng điện toán lưới (grid computing), sau đó là điện toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS).

Một trong những cột mốc đầu tiên cho điện toán đám mây là sự xuất hiện của Salesforce.com năm 1999, mà đi tiên phong trong khái niệm của các ứng dụng doanh nghiệp cung cấp thông qua một trang web đơn giản.

Sau đó vào năm 2006, Amazon ra mắt điện toán đám mây Elastic Compute của nó (EC2) là một dịch vụ web thương mại cho phép các công ty nhỏ, cá nhân thuê máy tính mà trên đó để chạy các ứng dụng máy tính của mình.

Từ năm 2020 đến 2022, công nghệ điện toán đám mây đã bùng nổ mạnh mẽ, khi mọi công việc dần được ảo hóa và làm việc từ xa trở nên phổ biến. Năm 2023, công nghệ này tiếp tục tăng trưởng đột phá với 5 xu hướng chủ đạo, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp4.

Điện toán đám mây lai cũng đang phát triển nhanh chóng, với 36% các doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ này.

3. Lợi ích của Cloud Server

Việc lựa chọn các gói Cloud Server sẽ tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp các yêu cầu về khối lượng công việc. Dưới đây là những lợi ích của Cloud Server bao gồm:

3.1 Tiết kiệm chi phí

Với Cloud Server, doanh nghiệp không cần phải đầu tư vào việc mua, cài đặt và bảo dưỡng máy chủ vật lý. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí ban đầu cũng như chi phí bảo dưỡng hàng năm.

3.2 Tính linh hoạt và mở rộng

Cloud Server cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng hoặc thu nhỏ không gian lưu trữ và công suất xử lý tùy theo nhu cầu. Điều này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà nhu cầu về IT có thể thay đổi nhanh chóng.

3.3 Đảm bảo an toàn dữ liệu

Nhà cung cấp Cloud Server thường có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu của khách hàng. Hơn nữa, dữ liệu được sao lưu thường xuyên, giúp đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng không bị mất mát do sự cố máy chủ.

3.4 Truy cập từ mọi nơi

Với Cloud Server, nhân viên có thể truy cập vào dữ liệu và ứng dụng từ bất kỳ đâu, miễn là họ có kết nối Internet. Điều này tạo điều kiện cho việc làm việc từ xa và tăng cường hiệu suất làm việc.

4. Những thông số doanh nghiệp cần biết khi thuê Cloud Server

Những thông số quan trọng cần biết khi thuê Cloud Server:

  • CPU (Central Processing Unit)
  • RAM (Random Access Memory)
  • DISK ( Ổ Cứng)
Lựa chọn cấu hình cho Cloud Server
Lựa chọn cấu hình cho Cloud Server

4.1 CPU (Central Prossesing Unit)

CPU là cấu hình quan trọng khi thuê Cloud Server. Doanh nghiệp cần lựa chọn những CPU có xung nhịp cao, số luồng(Threads) và số nhân(Core) cao. Nó giúp Cloud Server chạy ổn định và nhanh. Doanh nghiệp lựa chọn tùy cấu hình theo nhu cầu thực tế của tổ chức tránh việc lãng phí tài nguyên.

4.2 RAM (Random Access Memory)

Ram càng nhiều thì khả năng chạy nhiều tác vụ trong Cloud Server càng tốt. Doanh nghiệp xem có bao nhiêu ứng dụng cần chạy và dung lượng Ram như thế nào để lựa chọn cấu hình tối ưu nhất

4.3 Disk (Ổ Cứng)

Ổ cứng có vai trò quan trọng đối với Cloud Server vì nó đa phần ảnh hưởng đến tốc độ xử lý dữ liệu. Tổ chức cần dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn dung lượng phù hợp, đảm bảo máy chủ vận hành tốt nhất và tối ưu nhất.

Ổ cứng gồm 2 loại: HDD và SSD.Với HDD dành cho những doanh nghiệp nhỏ, lưu và xử lý dữ liệu ít, còn với SSD dành cho những công ty vừa và lớn có nhu cầu đọc ghi lớn, tốc độ.Đối với Cloud Server trang bị hệ thông đều SSD sẽ có hiệu suất nhanh hơn rất nhiều lần so với HDD

Lời Kết 

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy để triển khai và quản lý Cloud Server của mình, hãy liên hệ với Cloudzone ngay hôm nay. Chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng hạ tầng đám mây mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ số hóa hiện nay

Với bài viết trên Cloudzone đã cung cấp thêm nhiều thông tin về Cloud Server. Hy vọng bài viết này có ích với việc lựa chọn máy chủ phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Bạn có thể tham khảo ngay bảng giá thuê Cloud Server tại đây:

Tham khảo dịch vụ Cloud Server tại đây: https://cloudzone.vn/cloud-server-enterprise/

Cloudzone.vn chúc quý khách một ngày mới tốt lành.

Hotline(+84) 979 151 143

Fanpage: https://www.facebook.com/cloudzone.vn

Hoặc truy cập websitehttps://cloudzone.vn/ để tham khảo các gói dịch vụ của chúng tôi.

Chia sẻ