Server vật lý là một phần quan trọng của hệ thống thông tin của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nhưng bạn có biết máy chủ vật lý là gì và nên đặt chúng ở đâu để phù hợp với nhu cầu của bạn không? Hãy cùng Cloudzone tìm hiểu nhé.
Mục lục
1.Server vật lý là gì?
Server vật lý nó cũng giống như một máy tính thông thường khác, kết nối mạng, chạy một hệ điều hành, có khả năng hoạt động 24/7 và cung cấp các dịch vụ trực tuyến như lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu, cung cấp ứng dụng và dịch vụ mạng cho người dùng hoặc các thiết bị khác trên mạng. Chúng thường được sử dụng trong các môi trường doanh nghiệp hoặc hệ thống quan trọng đòi hỏi độ ổn định và bảo mật cao.
Máy chủ vật lý có thể được cấu hình để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của ứng dụng hoặc dịch vụ mà nó phục vụ, và chúng có thể được nâng cấp hoặc bảo trì khi cần thiết để đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống.
Lợi ích khi sử dụng máy chủ vật lý:
Hiệu suất ổn định: Máy chủ vật lý cung cấp hiệu suất ổn định và dự đoán cho các ứng dụng và dịch vụ của bạn. Bạn có thể tùy chỉnh máy chủ để đáp ứng cụ thể nhu cầu của bạn và tối ưu hóa hiệu suất theo đúng yêu cầu.
Bảo mật tốt hơn: Máy chủ vật lý có khả năng kiểm soát bảo mật tốt hơn so với các giải pháp đám mây. Bạn có thể quản lý toàn bộ máy chủ và kiểm soát truy cập vào dữ liệu và ứng dụng của bạn.
Khả năng mở rộng: Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, bạn có thể dễ dàng mở rộng hệ thống máy chủ hiện có để đáp ứng nhu cầu sử dụng của bạn.
2. Ưu và nhược điểm của Server vật lý?
2.1 Ưu điểm
Hiệu suất ổn định: Máy chủ vật lý thường cung cấp hiệu suất ổn định và đáng tin cậy hơn so với các giải pháp đám mây chia sẻ tài nguyên với nhiều người dùng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp và tốc độ cao.
Bảo mật tốt hơn: Vì máy chủ vật lý nằm trong môi trường kiểm soát của tổ chức, nó có khả năng kiểm soát bảo mật cao hơn. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh cấu hình bảo mật và quản lý truy cập vào dữ liệu của họ.
Tùy chỉnh linh hoạt: Máy chủ vật lý cho phép tổ chức tùy chỉnh phần cứng và phần mềm theo nhu cầu cụ thể của họ. Điều này giúp tối ưu hóa máy chủ cho ứng dụng.
Khả năng mở rộng: Doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng hệ thống máy chủ bằng cách mua thêm máy chủ vật lý mới hoặc nâng cấp máy chủ hiện có để đáp ứng nhu cầu tài dữ liệu của chính mình
Quản lý và kiểm soát hoàn toàn: Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát và quản lý máy chủ vật lý của họ.
2.2 Nhược điểm
Chi phí cao: Server vật lý đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn cho phần cứng và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, có các chi phí liên quan đến bảo trì và quản lý máy chủ.
Không linh hoạt trong việc chuyển đổi: Khi doanh nghiệp muốn thay đổi cơ sở hạ tầng việc di chuyển máy chủ vật lý có thể phức tạp và tốn thời gian.
Tiêu hao năng lượng và không gian: Máy chủ vật lý đòi hỏi không gian vật lý và tiêu thụ năng lượng đáng kể, điều này có thể tạo ra các chi phí liên quan đến điện năng và làm mát.
3. Hướng dẫn chọn cấu hình Server vật lý phù hợp
3.1 Nên chọn Server có cấu hình cao
Yếu tố quan trọng khi chọn cấu hình server vật lý chính là CPU và Ram.Cấu hình trên càng cao thì xử lý dữ liệu càng tốt
3.2 Chọn ổ cứng HDD hay SSD
Ổ cứng là không thể thiếu đối với mỗi Server vật lý. Nó quyết định về đọc dữ liệu Server vật lý của bạn. Hiện nay trên thị trường vẫn còn đang sử dụng cả hai dòng ổ cứng SSD và HDD, tuy nhiên ổ cứng SSD gần như phổ biến hơn HDD nó có nhiều ưu điểm như: Tốc độ ghi nhanh hơn nhiều lần HDD, ổ cứng SSD bền hơn và tiêu thụ điện ít hơn
3.3 Lựa chọn Raid cho Server vật lý
RAID là một phương pháp sử dụng nhiều ổ cứng để tạo ra một hệ thống lưu trữ dữ liệu có tính sẵn sàng và tăng hiệu suất. Mục tiêu của RAID là cung cấp một mức độ bảo mật dữ liệu và tăng tốc độ truy cập dữ liệu bằng cách sử dụng nhiều ổ cứng làm một.
Hiện nay có rất nhiêu loại Raid trên thị trường khiến người dùng khó lựa chọn. Nếu bạn muốn loại Raid tốt nhất có thể chọn loại Raid 10 là lựa chọn tối ưu, nhưng nó có giá cao hơn so với các Raid bình thường khác
3.4 Hệ thống mạng
Hệ thống mạng đối với cấu hình server đóng vai trò quan trọng trong nhiều tổ chức và doanh nghiệp, cho dù Server vật lý của bạn cao đến mức bao nhiêu cũng bị phụ thuộc vào hệ thống mạng. Nếu nó hoạt động không ổn định giảm đi độ trơn tru, mượt mà của hệ thống. Server vật lý luôn cần băng thông cao nhất để tránh nghẽn mạng
Vùa rồi Cloudzone cùng bạn tìm hiểu về server vật lý, những ưu nhược điểm. Và hướng dẫn chọn cấu hình như thế nào là hợp lý . Nếu như bạn có nhu cầu mua hoặc thuê máy chủ vật lý thì Cloudzone sẵn sàng tư ván và hỗ trợ 24/24.
Bạn có thể tham khảo ngay bảng giá thuê máy chủ tại
Tham khảo dịch vụ Server vật lý tại đây: https://cloudzone.vn/cho-thue-may-chu-vat-ly/
Cloudzone.vn chúc quý khách một ngày mới tốt lành.
Hotline: (+84) 979 151 143
Fanpage: https://www.facebook.com/cloudzone.vn
Hoặc truy cập website: https://cloudzone.vn/ để tham khảo các gói dịch vụ của chúng tôi.
Máy chủ vật lý
4 Lợi Ích Thiết Thực Mà Máy Chủ Vật Lý Mang Lại Cho Doanh Nghiệp
Trong thời đại chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, việc đầu tư vào [...]
Giải pháp
Cách Phòng Chống DDoS Cho Website, VPS, và Server Hiệu Quả
Các cuộc tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) là một mối đe dọa lớn [...]
Chưa được phân loại portal portal cloudzone Về Portal
Mã đăng nhập Portal Cloudzone là gì? 3 cách lấy mã đăng nhập
Ngày nay, khi công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc bảo mật thông tin [...]
Cloud hosting Blog
So sánh Cloud Hosting cPanel, DirectAdmin và Plesk
Khi lựa chọn dịch vụ Cloud Hosting để lưu trữ website hoặc ứng dụng, một [...]
Cloud VPS
[2024] Kinh Nghiệm Chọn VPS Treo Game Không Lo Gián Đoạn
Với sự phát triển nhanh chóng của các trò chơi trực tuyến, việc duy trì [...]
Blog
Tuyển Đại lý dịch vụ Cloud – Chiết khấu đến 35%
Cloudzone tuyển đại lý dịch vụ Cloud, Data Center với lợi nhuận không giới hạn, [...]