Litespeed không phải là một web server, cũng không phải là một máy chủ lưu trữ web (hosting) hay thường được nhắc tới nhất là LSCache plugin trên WordPress. Nhưng Litespeed không thực sự cụ thể là cái gì cả !? Vậy LiteSpeed là gì?
Hãy cùng Cloudzone tìm hiểu thông qua bài viết “Litespeed tăng tốc độ cho một trang web như thế nào?” nhé !
Mục lục
- 1. Litespeed là gì?
- 2. Các ưu điểm của Litespeed web server.
- 3. Một số bài kiểm tra đáng kinh ngạc
- 4. Web hosting nào sử dụng Litespeed.
- Có lẽ đọc đến đây các bạn đã phần nào nắm bắt được các khái niệm, ưu điểm và hình dung được hiệu quả thực tế mà công nghệ Litespeed mang lại. Từ đó giúp bạn có thể lựa chọn sử dụng công nghệ một cách chính xác nhất nhằm phục vụ tốt cho hệ thống, website mà bạn chuẩn bị triển khai.
1. Litespeed là gì?
Litespeed là một công nghệ mang tính cách mạng, đột phá. Kiến trúc của Litespeed mang lại hiệu suất cao hơn mà không phải đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng.
LiteSpeed Web Server tương thích với tất cả các tính năng phổ biến của Apache bao gồm Rewrite Engine và ModSecurity, đồng thời có thể tải trực tiếp các tệp cấu hình Apache. Là một sự thay thế, LiteSpeed hoàn toàn có thể tích hợp với bảng điều khiển được viết cho Apache, bao gồm cPanel, Plesk, DirectAdmin, v.v.
Việc thay thế Apache bằng Máy chủ Web LiteSpeed chỉ mất chưa đầy 15 phút. Không giống như các giải pháp khác hoạt động như một giao diện proxy. LiteSpeed thay thế tất cả các chức năng của Apache, đơn giản hóa việc sử dụng và giúp bạn chuyển đổi sang máy chủ mới dễ dàng.
Litespeed đã giúp cho hàng triệu hệ thống website trên toàn thế giới tăng tốc độ. Xử lí hàng ngàn yêu cầu (request) từ phía người dùng mà không một kiến trúc cũ nào thực hiện được.
Biểu đồ kết quả kiểm tra hiệu năng với cùng một website và cùng một lượng traffic trong một khoảng thời gian 15 phút. Cho thấy công nghệ Litespeed áp dụng trên sản phẩm Litespeed web server đã thực sự làm việc hiệu quả. Khi mức sử dụng CPU hầu như không tăng ở bất kỳ thời điểm nào.
2. Các ưu điểm của Litespeed web server.
Hiện Cloudzone có thể liệt kê tạm thời 6 ưu điểm được cho là nổi bật nhất của công nghệ Litespeed:
+ Cài đặt dễ dàng:
Chuyển đổi từ web server khác vd Nginx, Apache mà không phải cấu hình lại. Mọi thao tác được thực hiện tự động.
+ Quản lí riêng biệt
Giao diện quản lí được thiết kế riêng và có thể tích hợp vào hầu hết các Control Panel thông dụng hiện nay như Cpanel, DirectAdmin, Plesk,..
+ Nâng cấp nhanh chóng
Các phiên bản được update hoàn toàn tự động và chỉ bằng một cú click chuột.
+ Bảo mật an toàn
Sử dụng các quy tắc như mod_security đã quen thuộc. Đồng thời hỗ trợ tích hợp chống DDOS bằng việc tự động cân bằng tải trên hệ thống.
+ Tăng tốc độ phần cứng lên mức cao gấp 2-5 lần
Thật vậy, Litespeed tăng tốc độ tải trang, xử lí các yêu cầu (requests) từ phía người truy cập (client) một cách nhanh hơn so với Apache và Nginx.
Mức sử dụng CPU cũng thấp hơn tới 98% do kiến trúc được thiết kế theo hướng sự kiện và được sắp xếp hợp lí.
+ Hỗ trợ bộ nhớ cache trên WordPress
LSCache là một plugin trên thư viện plugins của WordPress. Tiện ích mở rộng này cho phép tăng tốc độ tải trang WordPress lên 2-5 lần nhờ vào caching thông minh được ứng dụng từ công nghệ Litespeed.
3. Một số bài kiểm tra đáng kinh ngạc
+ Thử nghiệm trên mã nguồn WordPress
Bạn có thể ghé thăm Litespeed Tech để tham khảo một cách chi tiết hơn về thử nghiệm này.
Litespeed Tech đã thử nghiệm triển khai HTTP / 2 từ Litespeed web server, nginx và apache.
Yêu cầu thử nghiệm đặt ra là đếm xem có tổng số bao nhiêu yêu cầu (requests) mỗi giây mà web server như apache, nginx và litespeed có thể xử lí được trong khả năng của nó.
Kết quả thật sự bất ngờ. Litespeed thắng Nginx với hơn 12 lần và thổi bay Apache tới 84 lần !
Các plugins bộ nhớ đệm tốt nhất dành cho từng loại web server đã được triển khai. Thử nghiệm là hoàn toàn có thể lặp lại được vì Litespeed Tech đã áp dụng phương pháp từ http2benchmark
+ Thử nghiệm đối với các tệp phương tiện Litespeed web server vs Nginx
Trong thử nghiệm lần này chúng ta đặt vào môi trường web server những tệp hình ảnh, html với dung nhỏ, trung bình và hỗn hợp. Để kiểm tra xem liệu Nginx hay Litespeed sẽ cho kết quả khả quan hơn.
Và lại một lần nữa Litespeed cho thấy tốc độ tải hình ảnh cỡ nhỏ nhanh hơn Nginx 4 lần
Tệp phương tiện có kích thước lớn hơn và số lượng tệp được chuẩn bị để xử lí nhiều hơn. Thì lúc này Litespeed vẫn có ưu thế hơn với 686 yêu cầu (requests) được xử lí mỗi giây so với 422 yêu cầu (requests) được xử lí mỗi giây bởi nginx.
Ở môi trường hỗn hợp, gần với thực tế một website WordPress được thiết kế và hoạt động. Thì Litespeed web server nhanh hơn Nginx 10 lần.
4. Web hosting nào sử dụng Litespeed.
Như đã đề cập, Litespeed khá thân thiện với các nền tảng quản trị máy chủ lưu trữ (web hosting) hiện nay. Như là Hosting cPanel, DirectAdmin, Plesk..
Sẽ tùy vào từng nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn web hosting và công nghệ quản trị cho phù hợp.
Tuy nhiên, có thể thấy trong thời điểm hiện nay, cPanel Hosting đang là giải pháp dần thay thế hoàn toàn các Hosting sử dụng nền tảng quản trị khác.
Bởi vì cPanel ngày càng được nâng cấp, bổ sung hàng loạt các tính năng và đặc biệt tích hợp sâu, sẵn có các công nghệ hỗ trợ hiệu năng cho trang web. Và Litespeed là một trong số đó.
Hiệu năng trang web, bảo mật và tốc độ tải trang đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị website. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, tỉ lệ chuyển đổi khách hàng và an toàn hệ thống.
Nắm bắt được xu hướng và nhằm bổ sung vào hệ sinh thái các dịch vụ Cloud sẵn có. Cloudzone hiện đã hoàn thành triển khai các các máy chủ Hosting cPanel chất lượng và tích hợp sẵn công nghệ Litespeed, Cloud Linux (*sẽ được đề cập ở bài viết sau).
Bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ Cloud Hosting cPanel tại địa chỉ: Portal Cloudzone
Có lẽ đọc đến đây các bạn đã phần nào nắm bắt được các khái niệm, ưu điểm và hình dung được hiệu quả thực tế mà công nghệ Litespeed mang lại. Từ đó giúp bạn có thể lựa chọn sử dụng công nghệ một cách chính xác nhất nhằm phục vụ tốt cho hệ thống, website mà bạn chuẩn bị triển khai.
Thông tin liên hệ:
Tư vấn kỹ thuật: 0888-880-043
Email: support@cloudzone.vn
Bảng giá dịch vụ VPS Cloudzone: xem tại đây
Fanpage: xem tại đây
Máy chủ vật lý
4 Lợi Ích Thiết Thực Mà Máy Chủ Vật Lý Mang Lại Cho Doanh Nghiệp
Trong thời đại chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, việc đầu tư vào [...]
Giải pháp
Cách Phòng Chống DDoS Cho Website, VPS, và Server Hiệu Quả
Các cuộc tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) là một mối đe dọa lớn [...]
Chưa được phân loại portal portal cloudzone Về Portal
Mã đăng nhập Portal Cloudzone là gì? 3 cách lấy mã đăng nhập
Ngày nay, khi công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc bảo mật thông tin [...]
Cloud hosting Blog
So sánh Cloud Hosting cPanel, DirectAdmin và Plesk
Khi lựa chọn dịch vụ Cloud Hosting để lưu trữ website hoặc ứng dụng, một [...]
Cloud VPS
[2024] Kinh Nghiệm Chọn VPS Treo Game Không Lo Gián Đoạn
Với sự phát triển nhanh chóng của các trò chơi trực tuyến, việc duy trì [...]
Blog
Tuyển Đại lý dịch vụ Cloud – Chiết khấu đến 35%
Cloudzone tuyển đại lý dịch vụ Cloud, Data Center với lợi nhuận không giới hạn, [...]