Những điều nên biết về trung tâm dữ liệu Data Center

trung tâm dữ liệu
Chia sẻ

Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về trung tâm dữ liệu ( Data Center )

1. Trung tâm dữ liệu ( Data Center ) là gì ?

Trung tâm dữ liệu ( Data Center ) là một hạ tầng trung tâm hệ thống tích hợp chuyên dụng về phần cứng lẫn các chương trình phần mềm làm chức năng lưu trữ thông tin, xử lý, upload dữ liệu một cách nhanh chóng với tốc độ ổn định và cực kì cao. Các hạ tầng trung tâm hệ thống này đều được cấp phát các thiết bị công nghệ, hỗ trợ dự phòng bao gồm : hệ thống làm mát, hệ thống bảo mật an ninh trong và ngoài, hệ thống báo cháy, hệ thống mạng, hệ thống giám sát hoạt động máy chủ, hệ thống tủ Rack…
Ở đây mình cũng nói thêm về tủ Rack. Chúng giúp để đặt các server – máy chủ bảo vệ các thiết bị khỏi các tác động tới từ bên ngoài, hạn chế rủi ro với các thiết bị được đặt bên trong.

2. Tại sao lại hình thành nên trung tâm dữ liệu.

Trung tâm dữ liệu có nguồn gốc từ các phòng máy tính lớn vào những thời kỳ đầu của ngành công nghiệp máy tính. Hệ thống máy tính lúc này khả năng vận hành và duy trì đòi hỏi một môi trường đặc biệt và rất nhiều loại cáp kết nối theo phương thức đặc biệt. Ngoài ra, hệ thống máy tính này đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều năng lượng và phải ở trong môi trường mát và làm lạnh để tránh các thiết bị hoạt động quá công suất sẽ gây cháy nổ.
Theo thời gian, ngành công nghiệp máy tính ngày càng trở nên phát triển và được triển khai ở khắp mọi nơi. Các công ty đã dần ý thức ra được sự cần thiết về nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị cần có để hoạt động. Sự ra đời của máy tính Client – Server. Máy vi tính dần thay thế các loại máy tính cũ. Sự có sẵn của thiết bị mạng kết hợp với các tiêu chuẩn của cáp mạng làm cho nó có thể thiết kế phân tầng để đặt máy chủ trong một căn phòng đặc biệt trong các công ty. Thuật ngữ  ” Trung tâm dữ liệu ” cũng như để áp dụng cho các phòng máy tính thiết kế đặc biệt bắt đầu được hình thành.

hệ thống cáp mạng tại trung tâm dữ liệu
Hệ thống cáp mạng phân tầng

3. Tiêu chuẩn TIER tại các trung tâm dữ liệu ( Data Center ).

Bao gồm 4 cấp độ ( 4 tầng ). TIA-942 là tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng cho các trung tâm dữ liệu. Cụ thể như sau.

 Mức độ TIA  Yêu cầu
TIER 1 – Các thiết bị cung cấp bởi đường dẫn đơn và không có dự phòng.
– Công suất của hạ tầng không có sử dụng hệ thống dự phòng.
– Hạ tầng cơ bản có độ sẵn sàng chấp nhận được là 99,67%
TIER 2 – Mức độ này đáp ứng vượt qua mức độ 1
– Hạ tầng và các thiết bị đều có được sự dự phòng.
– Độ sẵn sàng chấp nhận được là 99.741%
TIER 3 – Mức độ này đáp ứng vượt qua cả mức độ 1 và 2.
– Các thiết bị được cung cấp bởi nhiều đường độc lập
– Thông tin cấp bởi nguồn điện kép và cấu trúc liên kết phải đáp ứng đầy đủ về thiết bị, cơ sở phù hợp với kiến trúc trung tâm dữ liệu.
– Đồng thời duy trì cơ sở hạ tầng với độ sàng là 99,982%
TIER 4 – Mức độ này vượt qua cả mức độ 1, 2 và 3.
– Tất cả hệ thống làm lạnh phải độc lập với chế độ nguồn kép.
– Độ sẵn sàng hạ tầng là 99,995%

Hiện nay, Cloudzone đã triển khai nhiều hệ thống cho thuê chỗ đặt máy chủ server hạ tầng CNTT được đặt tại Trung tâm dữ liệu Viettel IDC tại Đà Nẵng với tiêu chuẩn quốc tế TIA 942 TIER 3, đáp ứng các yêu cầu khắc khe về hạ tầng điện, điều hòa, mạng Internet, giúp hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ VPS hoạt động ổn định và hiệu quả.

4. Nên áp dụng mô hình trung tâm dữ liệu vào doanh nghiệp nào.

Phần lớn theo thống kê của Cloudzone thì những doanh nghiệp đang gặp tình trạng như :

  • Chậm trễ trong việc truy xuất, xử lý dữ liệu còn rất chậm.
  • Chi phí cho việc vận hành, quản trị cho hệ thống công nghệ thông tin rất lớn.
  • Việc trao đổi dữ liệu còn hạn chế và không xử lý được kịp thời -> Gián đoạn công việc.
  • Thiết bị không đủ đáp ứng nhu cầu cũng như nhân viên xử lý.

Hi vọng, trên đây sẽ giúp các bạn có được cái nhìn về trung tâm dữ liệu ( Data Center ) cũng như lợi ích mà nó đem lại cho doanh nghiệp bạn.

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *