Squid là một proxy với đầy đủ các chức năng, hỗ trợ các giao thức mạng phổ biến như HTTP, HTTPS, FTP và nhiều hơn. Nó có thể dùng để cải thiện hiệu năng của máy chủ bằng việc tạo bộ nhớ đệm cho các requests lặp đi lặp lại, lọc web traffic và truy cập các thông tin bị giới hạn theo vị trí địa lí
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách thiết lập Squid Proxy trên Ubuntu 20.04 và cấu hình Firefox và Chrome để sử dụng nó
Mục lục
Cài đặt Squid với Ubuntu
Package Squid đã có sẵn trong repositories mặc định của Ubuntu 20.04. Để cài đặt bạn chỉ cần gõ hai câu lệnh sau
sudo apt update sudo apt install squid
Sau khi cài đặt xong thì services của squid sẽ tự động khởi chạy. Để kiểm tra trạng thái của squid bạn sử dụng câu lệnh
sudo systemctl status squid
Và bạn sẽ nhận được output tương tự dưới đây nếu squid được cài đặt thành công
squid.service - Squid Web Proxy Server Loaded: loaded (/lib/systemd/system/squid.service; enabled; vendor preset: enabled) Active: active (running) since Fri 2020-10-23 19:02:43 UTC; 14s ago Docs: man:squid(8)
Cấu hình squid
File cấu hình chính của squid được lưu tại file /etc/squid/squid.conf
. File cấu hình này chứa các comments mô tả mỗi cấu hình sẽ thực hiện những hành động nào. Bạn có thể viết file cấu hình riêng của bạn và đặt chúng vào trong file cấu hình chính sủ dụng chỉ thị include
Trước khi thay đổi bất cứ điều gì, bạn nên sao lưu lại file cấu hình mẫu
sudo cp /etc/squid/squid.conf{,.orginal}
Tiến hành mở file bằng text editor bạn muốn, ở đây mình dùng nano
sudo nano /etc/squid/squid.conf
Mặc định squid sẽ lắng nghe ở cổng 3128 ở tất cả các network interfaces trong server
Nếu bạn muốn đổi port cho một interface cụ thể, bạn sẽ tìm dòng bắt đầu bằng http_port
và chỉ định IP của interface và port mới. Nếu không có interface nào được chỉ định thì Squid sẽ lắng nghe ở tất cả các interfaces
# Squid normally listens to port 3128 http_port IP_ADDR:PORT
Phần lớn người dùng thường chạy Squid ở tất cả các interfaces với port mặc định
Squid cho phép bạn kiểm soát clients truy cập các tài nguyên web sử dụng Access Control Lists (ACLs). Mặc định thì quyền truy cập mặc định là chỉ từ localhost. Nếu tất cả clients mà sử dụng proxy này đều có một địa chỉ IP tĩnh, thì tuỳ chọn đơn giản nhất để kiểm soát truy cập vào proxy server là tạo ra một ACL trong đó có những IP được cho phép. Ngoài ra bạn có thể yêu cầu xác thực khi sử dụng squid
Thay vì thêm các địa chỉ IP vào trong file cấu hình chính, tạo một file riêng lưu trữ các địa chỉ IPs được yêu cầu. Chẳng hạn như files /etc/squid/allowed_ips.txt với nội dung như ở dưới
192.168.33.1 # All other allowed IPs
Sau khi hoàn thành, mở file cấu hình và tạo một ACL mới có tên là allowed_ips và cho phép truy cập vào ACL sử dụng chỉ thị http_access
# ... acl allowed_ips src "/etc/squid/allowed_ips.txt" # ... #http_access allow localnet http_access allow localhost http_access allow allowed_ips # And finally deny all other access to this proxy http_access deny all
Thứ tự các dòng của rules http_access
thực sự quan trọng. Bạn lưu ý hãy thêm dòng này trước dòng http_access deny all
.
Chỉ thị http_access
hoạt động như một rules của tường lửa. Squid đọc các rules từ cao xuống thấp, và khi một rule được kích hoạt thành công thì rules ở dưới sẽ không được thực hiện
Sau khi bạn thay đổi file cấu hình, bạn hãy khởi động lại Squid Service để thay đổi có hiệu lực
sudo systemctl restart squid
Xác thực trong Squid
Nếu việc giới hạn truy cập dựa trên IP không phù hợp cho trường hợp của bạn, bạn có thể dùng squild sử dụng một back-end để xác thực người dùng. Squid hỗ trợ Samba, LDAP và HTTP basic auth. Trong hướng dẫn này tôi sẽ sử dụng basic auth. Nó là một phương pháp xác thực đơn giản sử dụng giao thức HTTP
Để tạo ra một password được mã hoá, bạn sử dụng công cụ openssl. Câu lệnh dưới đây đưa cặp USERNAME:PASSWORD vào trong files /etc/squid/htpasswd
printf "USERNAME:$(openssl passwd -crypt PASSWORD)\n" | sudo tee -a /etc/squid/htpasswd
Chẳng hạn như để tạo user cloudzone với password Cl@udZ@ne các ban gõ như sau
printf "cloudzone:$(openssl passwd -crypt 'Cl@udZ@ne')\n" | sudo tee -a /etc/squid/htpasswd
Bước tiếp theo để kích hoạt HTTP basic authentication và đưa file chứa thông tin đăng nhập vào file cấu hình của squid
Mở file cấu hình chính
sudo nano /etc/squid/squid.conf
Thêm vào các dòng sau
# ... auth_param basic program /usr/lib/squid3/basic_ncsa_auth /etc/squid/htpasswd auth_param basic realm proxy acl authenticated proxy_auth REQUIRED # ... #http_access allow localnet http_access allow localhost http_access allow authenticated # And finally deny all other access to this proxy http_access deny all
Khởi chạy lại squid
sudo systemctl restart squid
Cấu hình tường lửa
Để mở port cho Squid. Hãy kích hoạt Profiles UFW
sudo ufw allow 'Squid'
Trong trường hợp Squid chạy ở một port khác, chẳng hạn như 8888. Thì bạn sử dụng câu lệnh như sau
sudo ufw allow 8888/tcp
Cấu hình trình duyệt sử dụng Proxy
Firefox
- Tại góc trên bên phải. Click icon
☰
để mở menu của Firefox: - Click vào mục
⚙ Preferences
. - Cuộn xuống mục
Network Settings
và click vào biểu tượngSettings...
. - Trong hộp thoại mới mở ra
- Chọn vào mục
Manual proxy configuration
- Nhập vào IP của Server cài Squid vào mục
HTTP Host
và nhập3128
vào mụcPort
. - Chọn vào checkbox
Use this proxy server for all protocols
. - Cuối cùng bạn click nút
OK
.
- Chọn vào mục
Để kiểm tra bạn mở google.com gõ what is my ip và bạn sẽ thấy IP của Squid server
Để quay về các thiết đặt mặc định bạn quay lại Network setting, lựa chọn Use system proxy settings và lưu lại
Có một số plugins bạn có thể dùng để cấu hình cài đặt proxy của Firefox, như FoxyProxy
Chrome
Google Chrome mặc định dùng cài đặt proxy của hệ thống. Nếu bạn không muốn thay đổi cài đặt proxy của hệ thống bạn có thể dùng những addon như SwitchyOmega hoặc khởi chạy Chrome từ dòng lệnh
Để khởi động Chrome với một profile mới và kết nối vào Squid server, sử dụng các câu lệnh dưới
Linux
/usr/bin/google-chrome \ --user-data-dir="$HOME/proxy-profile" \ --proxy-server="http://SQUID_IP:3128"
macOS
"/Applications/Google Chrome.app/Contents/MacOS/Google Chrome" \ --user-data-dir="$HOME/proxy-profile" \ --proxy-server="http://SQUID_IP:3128"
Windows
"C:\Program Files (x86)\Google\Chrome\Application\chrome.exe" ^ --user-data-dir="%USERPROFILE%\proxy-profile" ^ --proxy-server="http://SQUID_IP:3128"
Blog VPS GPU
Giá thuê VPS GPU treo game 2023: Hướng dẫn thuê và cài đặt chi tiết
Bạn là một game thủ đam mê, luôn tìm kiếm trải nghiệm chơi game tối [...]
Blog Cloud VPS VPS GPU
Vì sao nên thuê VPS GPU tại Cloudzone
Trong vô số những nhà cung cấp dịch vụ thuê VPS GPU trên thị trường, [...]
Blog Cloud VPS VPS GPU
Giải đáp những thắc mắc về dịch vụ thuê VPS có GPU
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp VPS mạnh mẽ và hiệu suất cao để [...]
Blog Cloud VPS
Bảng giá thuê VPS GPU mới nhất năm 2023
Trong thế giới công nghệ ngày nay, VPS (Virtual Private Server) có GPU đóng vai [...]
Cloud VPS Blog
VPS GPU: Đỉnh cao hiệu suất với lợi ích & ứng dụng vượt trội
Trong thế giới công nghệ đầy cạnh tranh hiện nay, việc nâng cao hiệu suất [...]
Cloud VPS
VPS có GPU và sức mạnh xử lý đồ họa, phân tích dữ liệu của nó
VPS có GPU là lựa chọn tuyệt vời cho việc xử lý đồ họa cao [...]