Bạn có cần phân vùng Boot trên Linux

Chia sẻ

Nếu bạn sử dụng một công cụ để phân vùng ổ cứng của bạn khi cài đặt một hệ điều hành mới, hoặc đơn giản là bạn chỉ mở ra và nhìn cấu trúc phân vùng của ổ đĩa của bạn. Bạn có thể thấy một phân vùng boot nhỏ đứa đầu tiên, nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong ổ cứng của bạn và không xuất hiện khi bạn sử dụng máy. Liệu phân vùng này có cần thiết? Bạn có thể xoá chúng? Bài viết này sẽ giải thích cho bạn những điều này

Phân vùng boot là gì?

Thường được thấy trong các bản cài đặt Linux cũ và thường được ẩn đi. phân vùng Boot chứa những gì cơ bản cần thiết để khởi động một hệ điều hành

Khi máy bạn khởi động lên, nó sẽ truy cập vào phân vùng boot để tìm những files cần thiết để khởi động hệ thống

Phân vùng boot dùng để làm gì

Có hai quan điểm khác nhau về việc phân vùng boot dùng đẻ làm gì, phụ thuộc vào hệ điều hành bạn đang sử dụng
Tại Linux, phân vùng boot chứa những file như là kernel, được ví như trái tim và bộ não của hệ điều hành. Đây có là nơi bạn có thể thấy file initrd sử dụng để đưa một hệ thống root tạm thời lên RAM máy tính và GRUB, bộ nạp khởi động của hệ thống
Trong quá khứ, phân vùng boot và phân vùng system là hai phân vùng tách riêng. Phân vùng boot chứa những gì cần để nạp hệ điều hành và phân vùng system là phân vùng chứa hệ điều hành. Điều này cho phép tính linh hoạt, đặc biệt khi sử dụng nhiều hệ điều hành chạy song song. Với một lí do tương tự bạn nên tạo riêng một phân vùng home để lưu trữ các files của bạn
Lí do chính tại sao phân vùng boot tồn tại, đó là vì BIOS chỉ có khả năng truy cập vào 1024 sectors đầu tiên của ổ cứng. Do vậy điều này là bất khả thi nếu bạn nhét cả một hệ điều hành lớn vào một phân vùng siêu nhỏ, do vậy những gì cần thiết để boot cần tách riêng ra một phân vùng nhỏ riêng và đó chính là phân vùng boot
Nhưng ngày nay, UEFI không có giới hạn đó, hơn nữa phần lớn người dùng chỉ dùng một hệ điều hành duy nhất trên máy tính của họ như vậy việc phân vùng nêu trên không cần thiết và đôi khi còn tạo ra rắc rối. Hiện nay một phân vùng chứa mọi thứ là đủững p
Microsoft Windows đi theo một trình tự gần như ngược lại. Tại những phiên bản cũ hơn của Windows, mọi thứ được chứa trong một phân vùng duy nhất. Từ Windows 7 khi tính năng mã hoá Bitlocker được giới thiệu. WIndows sẽ sử dụng 2 phân vùng khác nhau, một được mã hoá chứa hệ điều hành, và một không được mã hoá để loads hệ điều hành đó lên

Vậy bạn có cần phân vùng boot?

Bạn sử dụng một hệ điều hành Linux trên một thiết bị đời mới, bạn thường sẽ không cần một phân vùng boot riêng biệt. Phân vùng system có thể đảm nhận hai vai trò, chứa cả hệ điều hành và công cụ để nạp chúng

Nếu bạn sử dụng multi-boot thì phân vùng boot sẽ chứa bootloader. Khi nó nạp sẽ cho phép bạn chọn hệ điều hành nào để sử dụng
Cũng giống như Windows và BitLocker mình vừa nói ở trên. Nếu bạn sử dụng một phân vùng mã hoá cho hệ điều hành Linux của bạn. Hoặc những hệ thống rắc rối như LVM hay RAID, bạn có thể vẫn cần một phân vùng boot riêng biệt
Lưu ý, nếu phân vùng boot đã có sẵn thì bạn không được xoá chúng, nếu bạn xoá thì bạn sẽ không khởi động vào hệ điều hành được nữa, bạn sẽ phải fix boot hoặc cài đặt lại từ đầu
Cách đơn giản nhất nếu bạn muốn bỏ đi phân vùng boot và gộp tất cả vào làm một thì bạn cần sao lưu lại dữ liệu và tiến hành cài đặt lại từ đầu hệ điều hành của bạn

Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *