Giải pháp Công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp bước vào làn sóng Chuyển đổi số (DX)

Chia sẻ

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại Internet bùng nổ, mô tả việc ứng dụng công nghệ vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.
Từ năm 2018, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đã có sự đầu tư đáng kể cho các công nghệ và dịch vụ, nhằm thực hiên chuyển đổi số cho mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và kể cả cách thức tổ chức doanh nghiệp.
Vậy các công cụ CNTT cần thiết khi doanh nghiệp bước vào Chuyển đổi số là gì?

Website và Mạng xã hội

Website and Social network
Bạn đã bao giờ tự hỏi, “Tại sao tôi cần phải sử dụng Website trong khi chỉ cần Mạng xã hội để thúc đẩy kinh doanh?”
Hiện nay có khoảng 25% doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa nắm bắt hoàn toàn các phương tiện truyền thông xã hội. Trong khi đó, việc sử dụng Mạng xã hội và sở hữu một Website tuyệt vời có thể là yếu tố quyết định đến một nửa tỷ lệ thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy, đăng ký một trang Mạng xã hội và liên kết nó với Website là một bước đi vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên làm.
Việc xây dựng một Website có bao gồm các liên kết với trang Mạng xã hội là một nền tảng tiếp thị và quảng cáo vô cùng tuyệt vời để doanh nghiệp của bạn khai thác. Sau đây là một số cách bạn có thể tích hợp Fanpage vào Website của doanh nghiệp:

Tích hợp các nút Share và Follow

Thao tác nay đồng nghĩa với việc bạn đã khiến cho nội dung trên Website của bạn dễ dàng chia sẻ hơn. Số lượng người sử dụng Mạng xã hội ở Việt Nam nay đã lên đến 55 triệu người. Điều này sẽ góp phần tăng mức độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của, và tiếp cận được những các khách hàng tiềm năng.

Chức năng Video trên Mạng xã hội

Hầu hết các nền tảng Mạng xã hội ví dụ Facebook, Google Youtube luôn có một thuật toán đảm bảo Video luôn được đặt cao hơn những nội dung khác. Kết hợp Video vào trang web của mình, truyền tải trên các kênh Youtube và liên kết nó với Facebook đồng nghĩa với việc bạn có khả năng tiếp cận được đối tượng rộng hơn so với các văn bản hay hình ảnh.

Đăng nhập thông qua Mạng xã hội

Rất nhiều user đã thừa nhận rằng, họ thích đăng nhập vào các trang Web bằng tài khoản xã hội hơn so với tạo một tài khoản mới. Đăng nhập bằng tài khoản Facebook, Google,… sẵn có sẽ dễ dàng hơn nhiều. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp của bạn thu thập thông tin đáng tin cậy hơn từ khách hàng.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – SEO

SEO (Search Engine Optimization) là một công tụ digital marketing quen thuộc nhưng đóng vai trò rất quan trọng.
SEO bao gồm nhiều phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một Website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google). Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website) và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
Website và Mạng xã hội hiện đang là 2 công cụ Marketing hàng đầu trong thời đại Internet. Việc xây dựng và phối hợp tốt cả 2 công cụ này sẽ mang lại cho doanh nghiệp những hiệu quả vô cùng rõ rệt về mặt truyền thông và bán hàng.

Về giao dịch điện tử


Sự phát triển của công nghệ làm thay đổi phương thức giao tiếp truyền thống. Nếu như trước đây, việc tiếp cận khách hàng qua điện thoại, gặp mặt, truyền thông quảng cáo trên tivi, báo chí, tờ rơi thì giờ đây, các phương thức cũ đã không còn phù hợp, ít nhiều gây ra nhiều phiền toái cho khách hàng. Công nghệ mang đến các công cụ giao tiếp tinh tế hơn, tức thì hơn và có tính cá nhân hóa, cũng như tương tác cao hơn.

Email

Ngày nay, Email là một công cụ giao tiếp gần như không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Đối với các doanh nghiệp, Email còn đóng vai trò rất quan trọng, bởi khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng trong nội bộ và bên ngoài. Các lợi ích khi sử dụng Email trong kinh doanh có thể kể đến như sau:

  • Liên lạc với khách hàng nhanh chóng: Chỉ cần một Email, bạn có thể gửi cho khách hàng các tài liệu quan trọng, thậm chí là một văn bản dài một cách nhanh chóng, cho dù họ có cách xa bạn đến mấy.
  • Giảm thiểu các chi phí vận chuyển và gửi thư: Ngoài chi phí Internet, Email hoàn toàn miễn phí.
  • Luôn sẵn có và Di động: Bạn có thể nhận hoặc gửi hàng trăm Email mỗi ngày, tất cả đều được lưu trữ trong tài khoản mail của bạn, và chỉ cần vài thao tác đơn giản trên máy tính hoặc Smart phone để có thể xem lại Email của mình một cách dễ dàng.

Ngày nay, để sử dụng Email một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp thường sử dụng thêm Email Hosting với mục đích cá nhân hóa các địa chi Email của mình.

Các ứng dụng OTT

Ngoài Email, các ứng dụng OTT cũng đang được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Với các ưu điểm như: tốc độ gửi nhận tin nhắn nhanh, có khả năng gửi file đính kèm, gọi và nhắn tin miễn phí,… Các ứng dụng này thường xuyên được sử dụng để giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp, và hỗ trợ khách hàng. Nhiều doanh nghiệp còn tận dụng tính năng Video call của các ứng dụng này để tổ chức những cuộc họp trực tuyến.
Các ứng dụng OTT phổ biến hiện nay có thể kể đến: Skype, Viber, WhatsappZalo – một ứng dụng vô cùng phổ biến ở Việt Nam.

Zalo – một ứng dụng OTT rất phổ biến ở Việt Nam

Chia sẻ dữ liệu trực tuyến – Cloud Storage

Thời đại của Big Data, của dữ liệu lớn, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải đưa dữ liệu của mình lên Internet để thuận tiện cho việc chia sẻ qua các kênh truyền thông. Các ứng dụng chia sẻ và lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây đã không còn quá xa lạ với doanh nghiệp. Dropbox, Google DriveOneDrive là 3 nhà cung cấp lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ, và ngay cả cá nhân đều đã sử dụng các ứng dụng này để chia sẻ dữ liệu trong nội bộ doanh nghiệp và kể cả khách hàng.
Cloud
Về cơ bản, sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích như sau:

Về mặt chi phí

Các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ cắt giảm được nhiều chi phí vận hành hơn so với những đơn vị vẫn sử dụng các giải pháp lưu trữ nội bộ hoặc ổ cứng ngoài. Ngoài ra, theo các cuộc thăm dò trực tuyến về lưu trữ đám mây, chi phí trung bình cho mỗi gigabyte lưu trữ đám mây chỉ khoảng 3 cents – tương đương 7.000 VND.

Khả năng tiếp cận dữ liệu

Với cloud storage, bạn có thể dễ dàng tiếp cận tất cả các loại dữ liệu (tập tin, thư mục, hình ảnh, và video…) từ khắp nơi trên thế giới. Dĩ nhiên, chỉ cần đảm bảo bạn có kết nối Internet và thông tin đăng nhập.

Khả năng khôi phục dữ liệu

Đây là một trong những lợi thế lớn nhất của việc sử dụng Cloud storage, bạn sẽ luôn có giải pháp back up dữ liệu đề phòng trường hợp có sự cố xảy ra. Nếu có vấn đề xảy ra đối với tập tin trên máy tính, bạn luôn luôn có thể truy cập vào dữ liệu trên đám mây và lấy lại bất kỳ dữ liệu nào.

Đồng bộ hóa dữ liệu

Trong trường hợp bạn thay đổi một hay nhiều dữ liệu bất kỳ, Cloud storage sẽ tự động đồng bộ hóa tất cả các thay đổi trên các thiết bị được liên kết.

Nâng cao khả năng bảo mật dữ liệu

Hầu hết các nhà cung cấp lưu trữ đám mây đều cung cấp cho người sử dụng các giải pháp bảo mật nhiều lớp. Họ làm vậy để ngăn chặn các dữ liệu của bạn bị mất hoặc rơi vào tay các hacker.

Các công cụ hỗ trợ quản lý doanh nghiệp

Cho dù bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ hay đứng đầu nhiều doanh nghiệp, thì xung quanh bạn sẽ luôn có rất nhiều hoạt động. Việc xử lý quá nhiều công việc cùng lúc mà không để chúng trở nên hỗn loạn luôn là một thách thức lớn. Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng các phần mềm quản lý kinh doanh.

Phần mềm Quản lý kinh doanh là gì?

Về mặt định nghĩa, đây là một ứng dụng hoặc một tổ hợp các chương trình có tác dụng giúp các doanh nghiệp hỗ trợ, cải thiện và tự động hóa các quy trình. Nói chung, một phần mềm quản lý kinh doanh có thể được thiết kế để đáp ứng với các yêu cầu của mỗi quy trình kinh doanh và doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Một số loại phần mềm Quản lý kinh doanh thông thường đang được sử dụng

Việc quyết định sử dụng phần mềm quản lý cho doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Hiện nay có rất nhiều loại phần mềm khác nhau được sử dụng cho các mục đích quản lý khác nhau. Dưới đây là một số loại phầm mềm thường được sử dụng trong các doanh nghiệp:

  • Phần mềm quản lý hóa đơn
  • Phần mềm quản lý tài sản
  • Phần mềm quản lý khách hàng (CRM)
  • Phần mềm quản lý nguồn nhân lực (HRM)
  • Hệ thống ERP là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể, giúp doanh nghiệp: Hoạch định, thực hiện, kiểm soát, ra quyết định.

Các tiêu chí để lựa chọn phần mềm Quản lý kinh doanh phù hợp nhất

Có rất nhiều yếu tố để xem xét khi lựa chọn phần mềm Quản lý cho doanh nghiệp của bạn, như: quy mô, nhu cầu, nhiệm vụ và quy trình nào cần được tự động hóa. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo lựa chọn được phần mềm đáp ứng được các tính năng sau:

  • Quản lý dự án và nhiệm vụ
  • Có khả năng theo dõi thời gian
  • Lưu trữ và chia sẻ tài liệu
  • Quản lý hóa đơn và ngân sách
  • Quản lý nguồn tài nguyên

Website và Email – Điều cần làm đầu tiên

Mặc dù có nhiều giải pháp CNTT trong chuyển đổi số, nhưng việc quan trọng nhất đối với doanh nghiệp vẫn là Website và Email – 2 tính năng cơ bản và gần như “bắt buộc” nếu muốn 1 doanh nghiệp online trên Internet. Website là nơi hiển thị thông tin một cách chính thống của doanh nghiệp, là cửa ngõ để giao tiếp giữa doanh nghiệp với thế giới bên ngoài, còn email là phương tiện giao tiếp tin cậy, phổ biến nhất hiện nay trong giao dịch.
Tuy nhiên, để 2 hệ thống này hoạt động ngon lành, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố sau:

  • Website của bạn cần hoạt động 24/7, tốc độ tải trang nhanh chóng, được bảo trì định kỳ, có các chức năng tự động cập nhật, có phần mềm diệt mã độc.
  • Ngoài ra, website còn phải được update nội dung thường xuyên để tăng điểm SEO, giúp cho việc tìm kiếm trên Google được dễ dàng.
  • Email của bạn cần phải hoạt động 24/7, thư gởi đi-đến phải được bảo đảm đến được hộp thư của người nhận. Hạn chế tối đa các trường hợp email bị nhận dạng là spam, rơi vào hộp thư rác, email bị đánh giá không tin cậy, …

Để bảo đảm hệ thống website và email của doanh nghiệp hoạt động ổn định, Cloudzone đã thiết kế gói dịch vụ Enterprise Business 4.0, dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp cho việc tăng tốc, bảo mật website và email trên nền tảng điện toán đám mây.
Tính năng chi tiết và bảng giá của gói dịch vụ tại đây. Trong đó 1 số ưu điểm của gói dịch vụ có thể kể đến:

  • Cloud VPS: tất cả tính năng, giải pháp CNTT cho doanh nghiệp được tích hợp trên 1 Cloud VPS riêng biệt cho mỗi doanh nghiệp.
  • Tăng tốc website: website được sử dụng nền tảng web server Open LiteSpeed và LSCache, cho tốc độ tải trang web cực nhanh.
  • Email Enterpise với việc hỗ trợ cấu hình đầy đủ các tính năng xác thực và bảo mật, từ PTR, SPF, DKIM, DMARC cho đến hỗ trợ lọc email security cho khách hàng.
  • Tích hợp bảo mật đa lớp, từ firewall cho VPS cho đến các tính năng cao cấp như diệt mã độc, chặn các kiểu tấn công dò quét.
  • Được hỗ trợ và nâng cấp nền tảng trọn đời.
  • Định hướng tích hợp các giải pháp nâng cao cho doanh nghiệp như chia sẻ dữ liệu đám mây, CRM, ERP, …

Cuối cùng, CLOUDZONE luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, do vậy chúng tôi đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365 cho khách hàng xuyên suốt thời gian cung cấp dịch vụ. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết việc trả lời và khắc phục sự cố sẽ đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.
Liên hệ ngay CLOUDZONE qua số điện thoại 08 8888 0043, email support@cloudzone.vn hoặc Fanpage Cloudzone.vn để được tư vấn sớm nhất!

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *